Tại sao nên chọn ngói vảy cá cho công trình?

Ngói vảy cá là loại ngói đất nung được sản xuất ở nhiệt độ cao theo công nghệ hiện đại. Vì thế sản phẩm có khả năng kháng rêu mốc vượt trội.

Hiện sản phẩm này được dùng phổ biến cho nhiều công trình nhà cổ, chùa… Từ đó tạo nên những nét đặc trưng riêng, vẻ đẹp sang trọng cho công trình.

Ngói không bị bạc màu, phai màu theo thời gian, không thấm nước nên không gây ẩm thấp. Đặc biệt ngói ít hấp thu nhiệt nên công trình luôn mát mẻ.

Thêm vào đó lợp mái ngói vảy cá rất đơn giản. Chọn sản phẩm này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian cho chủ đầu tư.

Định mức cách lợp ngói vảy cá

Ngói vảy cá bao nhiêu viên 1m2? Tùy thuộc vào quy cách lợp thưa hay dày mà định mức lợp ngói có thể từ 80 – 90 viên/m2.

Cách lợp ngói vảy cá nhanh chóng nhất

Để thực hiện lợp ngói vảy cá cần trải qua những bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Thiết kế cách lợp ngói vảy cá

  • Mái nhà nếu như có độ dốc lớn hơn 40% thì phải dán, đục lỗ hoặc bắt vít từ ngói vào lito (những thanh kim loại hoặc gỗ được đóng song song với xà gỗ, vuông góc với cầu phong). Ngược lại, mái có độ dốc ít hơn 40% thì phải lợp trên cầu phong lito.
  • Lito phải được làm bằng gỗ xẻ (gỗ chỉ, gỗ sến…) với kích thước dày 2.5 – 3cm, rộng 3 – 4cm.

Bước 2: Dùng gỗ để đóng cầu phong

  • Cầu phong dày 3 – 4cm, rộng 6 – 7cm.
  • Khoảng cách giữa hai cầu phong với nhau 9 – 10cm.
  • Hàng tàu nằm dưới cầu phong có sử dụng để làm điểm đỡ cho hàng ngói lợp đầu tiên từ dưới lên.
  • Kích thước hàng tàu dày 4 – 5cm, rộng 15 – 18cm.

Bước 3: Tính toán lại khoảng cách các hàng lito

  • Cách lợp ngói vảy cá đúng kỹ thuật đầu tiên đóng hai hàng lito phía dưới và phía trên mái. Hàng lito phía dưới cách hàng tàu 4 – 5cm, hàng lito phía trên cách đỉnh mái 3 – 4cm.
  • Thực hiện đo khoảng cách giữa hai hàng lito dưới và trên để chia đều khoảng cách giữa các hàng lito phía trong.
  • Sử dụng thước dây để chia đều khoảng cách và đánh dấu các hàng lito. Khoảng cách giữa các hàng này phải đều này và cách nhau từ 7 – 8cm.
  • Lưu ý lito cần đảm bảo rộng ¾ cm và dày 2.5/3 cm.

    Bước 4: Thực hiện các hàng lito còn lại

  • Đặt lito dưới sợi dây và đóng chặt vào cầu phong.
  • Làm tương tự những hàng khác đến khi kín mái. Mái ngói vảy cá đóng xong cần tạo thành các đường thẳng song song với nhau theo đúng kích thước khoảng 7 – 8cm.
  • Các hàng lito tiếp cũng làm tương tự tới khi hết mái. Lưu ý vẫn phải đóng các hàng song song, tạo thành mặt phẳng cách cách nhau 8/10cm.

    Bước 5: Tiến hành lợp ngói
     
  • Dán ngói vảy cá từ dưới lên trên, từ đầu hồi lợp vào và đảm bảo:
  • Mấu viên ngói phải móc chặt vào thanh lito.
  • Hàng sau nằm so le và nằm lên 2/3 hàng trước, mũi viên ngói hàng sau phải nằm giữa hai viên ngói của hàng trước.
  • Toàn bộ các viên ngói phải lợp khít vào nhau.
  • Vị trí phần nóc và đầu hồi phải được lợp kín bằng cách cắt viên ngói bằng đúng vị trí bị khuyết.

    Bước 6: Kiểm tra sau khi lợp xong

  • Trong kỹ thuật lợp ngói vảy cá, yêu cầu khi mái ngói lợp xong phải phẳng, nhìn theo các hướng các mũi viên ngói phải nằm trên một đường thẳng.
  • Úp nóc với ngói nóc 360.
  • Bó bò bằng ngói nóc tiểu, ngói nóc 360 hoặc xây bằng gạch.

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

x