Gạch granite là gì? Sử dụng cho không gian nào là tốt nhất
Gạch granite, còn gọi là gạch bán sứ, được làm từ các vật liệu đồng nhất với nhau từ đáy đến bề mặt. Thành phần cấu tạo chính của gạch granite gồm 70% bột đá và 30% đất sét, sau đó được nung ở nhiệt độ khoảng 1.200 độ C để tạo ra thành phẩm.
Nếu như gạch ceramic có bề mặt được tráng một lớp men thì gạch granite có bề mặt giống hệt như phần xương gạch. Bề mặt bóng sáng gạch granite được mài bằng máy nên duy trì được vẻ đẹp lâu dài và có thể ứng dụng được trong nhiều không gian khác nhau.
Ưu điểm của Gạch granite
Cường độ chịu lực cao
Gạch granite được sản xuất với cốt liệu chất lượng cao nên có nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể, với cấu tạo đồng chất, 70% thành phần bột đá và các chất phụ gia khác, gạch granite có độ cứng cao, có thể chịu được những áp lực lớn, hạn chế tình trạng gãy vỡ trong quá trình sử dụng.
Bền màu, không bong tróc
Màu của gạch granite được pha vào cốt liệu nên sẽ không bị phai, độ bóng trên bề mặt gạch đạt được là do mài bóng nên sẽ càng bóng hơn sau quá trình sử dụng chứ không bị bong tróc, trầy xước như các loại gạch men khác.
Đa dạng về mẫu mã, kích thước
Với nhu cầu ngày càng cao của thị trường, gạch granite được sản xuất với nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau.
|
Ngoài ra, kích thước của gạch cũng đa dạng, từ 300x600mm, 600x600mm đến 800x800m. Bạn có thể dễ dàng chọn kích thước gạch phù hợp với diện tích khu vực ứng dụng.
Chống bám bẩn, thấm nước
Loại gạch này có khả năng chống bám bẩn, chịu chịu nhiệt và chống hư hại cao. Được sản xuất với phần xương gạch có kết cấu nén chặt nên hạn chế tối đa các lỗ hổng nhỏ, giúp cho gạch không bị thấm nước.
Gạch granite được dùng trong các công trình từ dân dụng đến công nghiệp. Bạn có thể sử dụng dòng gạch này cho khu nội thất, nhà bếp và cả các không gian mở như ban công, sân thượng.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, dòng gạch granite có một số hạn chế nhất định. Vì không thấm nước nên khi vào mùa nồm, sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền đất và không khí trên sàn sẽ làm tích tụ hơi nước và đọng lại thành từng giọt nhỏ gây nên hiện tượng đổ mồ hôi trên bề mặt gạch.
Loại gạch này có kết cấu đặc chắc, ít lỗ rỗng nên nếu không thi công đúng cách sẽ rất dễ gây ra tình trạng bong tróc, nứt vỡ, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ an toàn. Ngoài ra, do gạch granite được sản xuất với những kích thước lớn nên những không gian có diện tích quá nhỏ sẽ không phù hợp với loại gạch này.
Các loại bề mặt gạch granite phổ biến
Trên thị trường hiện nay, bề mặt gạch granite được phân thành ba loại chính đó là gạch men khô, gạch bán bóng và gạch men sần.
- Bề mặt gạch men khô: Là bề mặt có độ bám nhẹ được mô phỏng giống với đá tự nhiên. Đây là loại phổ biến nhất được sử dụng ở hầu hết mọi không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm.
- Bề mặt gạch bán bóng: Là loại đặc biệt được pha trộn giữa Matt và Polish cho ra hiệu ứng bề mặt lấp lánh lạ mắt nhưng vẫn đảm bảo khả năng chống trơn trượt tốt.
- Bề mặt gạch sần sùi: Là bề mặt có cấu tạo sần sùi với độ nhám cao, thường được sử dụng cho cả không gian nội thất sân vườn và bên trong nhà hay những khu vực mật độ đi lại cao.
Với những ưu điểm và khả năng đặc trưng của mình, gạch ốp lát nhân tạo granite là sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu gạch ốp lát sản xuất loại gạch này. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính mà có thể chọn gạch granite của các thương hiệu như Đồng Tâm, Viglacera, Taicera, Prime, Catalan…
0 Bình luận