Để sở hữu một căn nhà đẹp đẳng cấp cần có được giải pháp thiết kế phù hợp, trong đó việc chọn loại mái thích hợp là vô cùng quan trọng. Trong quá trình tư vấn thiết kế VietRoof nhận được nhiều đề nghị giải đáp việc nên làm nhà mái thái hay mái bằng Đây cũng là hạng mục quyết định lớn đến chi phí xây dựng nên bài viết này sẽ phân tích ưu nhược điểm của từng loại mái để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất. 

Ưu điểm và nhược điểm của nhà mái thái

 

Nhà mái thái là kiểu kiến trúc thấp tầng, chủ yếu 1 trệt 1 tầng. Tất cả các bộ phận như phần mái, cửa chính, cửa sổ, mái che đều đậm phong cách Thái đặc trưng với ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm của nhà mái thái

Nhà mái thái sử dụng mái ngói Thái Lan có độc dốc lớn,linh hoạt quay về nhiều hướng khác nhau nên dễ để thiết kế ra góc nhà đẹp. Nhà mái Thái xây theo kiến trúc thấp tầng với các bộ phận cấu tạo nên nhà đều mang nét đặc trưng của Thái. Hiện nay mái thái được sử dụng ở nhiều mẫu nhà cấp 4, 2 tầng, 3 tầng. Nhất là các mẫu biệt thự vườn diện tích rộng sẽ tạo được tính bay phiêu cho mái thái rất sang trọng, quý phái.

Mái thái có hệ thống vỉ kèo đơn giản nhẹ nên không gây áp lực lên phần móng. Thi công mái thái có giá thành vừa phải cũng tiết kiệm đáng kể cho gia chủ về chi phí nguyên vật liệu phần mái và phần móng. Vậy nên xây dựng nhà mái thái sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho cả móng và phần mái. Kiến trúc mái thái cũng đẹp hơn nhiều với các kiểu mái nhà khác nhờ kiểu dáng đa dạng, chất liệu xây dựng phong phú mang lại sự lựa chọn phù hợp cho công trình.

Sử dụng mái thái còn có ưu điểm khác là thoáng mát. Mái thái có khả năng tản nhiệt chống nóng lại có độ dốc vừa phải. Nước mưa rơi xuống nhanh chóng thoát tự nhiên, không ứ đọng trên mái. Mái thái chống thấm tốt hơn so với mái bằng, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta. Vậy nên ở nước ta thì mái thái vẫn là câu trả lời hàng đầu cho nên làm nhà mái thái hay mái bằng.

Nhược điểm của nhà mái thái

Tuy nhiên so với nhà mái bằng thì mái thái có công đoạn thi công phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi đội thợ có kinh nghiệm. Nguyên nhân là mái thái có số lượng gấp đôi, thậm chí gấp 3 mái bằng. Đối với vị trí giáo sơn không tới, không có điểm néo dây đu lên sơn thì quá trình thi công cũng khá nguy hiểm và mất thời gian.

Ưu điểm và nhược điểm của nhà mái bằng

 

Các mẫu nhà mái bằng được ứng dụng phong cách thiết kế hiện đại, thiết kế theo kiểu đổ bằng bê tông. Hiện nay mái bằng ít được ưa chuộng hơn so với mái thái nhưng chưa bao giờ là lỗi thời.

Ưu điểm của nhà mái bằng

Nhà mái bằng xây theo kiểu đổ bằng bê tông. Dưới bàn tay của những người thợ lành nghề mẫu mái này cũng mang đến vẻ đẹp mới lạ. Nhà mái bằng có kiến trúc gọn gàng hợp với nhà phố, nhà cao tầng trong ngõ, gia đình có diện tích nhỏ hẹp. Ưu điểm nổi bật của nhà mái bằng là bền bỉ, chống chịu trước tác động của thiên nhiên mưa bão nhờ độ dốc thấp.

Xây nhà mái bằng cũng có thể tận dụng tầng áp mái tăng thêm không gian lưu trữ đồ. Ngoài ra bạn cũng có thể cải tạo sân thượng thành tiểu cảnh, vườn xanh để thư giãn. Nhà mái bằng có tính chống cháy cao, không lo dột và thủng như mái tôn hay ngói. nếu có ý định cải tạo nâng nhà thì mái bằng sẽ dễ dàng hơn so với mái thái.

Nhược điểm của nhà mái bằng

Tuy nhiên nhà mái bằng có hạn chế trọng lượng nặng gây áp lực cho móng. Cũng dễ bị thấm tạo vết loang trên tường. Việc chống thấm khá khó khăn. Trời mưa thường lưu lại rác thải vì độ dốc của mái nhỏ.

Nên làm nhà mái thái hay mái bằng? 

 

Qua những phân tích ở trên, chắc hẳn bạn đã có phần nào câu trả lời cho câu hỏi nên làm nhà mái thái hay mái bằng. Mỗi loại mái đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng loại công trình khác nhau. Tùy theo sở thích thẩm mỹ của mỗi gia chủ, bạn có thể cân nhắc loại mái nào phù hợp nhất với mình.

Theo đó với những công trình thiếu diện tích xây dựng, khiêm tốn thì bạn nên cân nhắc loại mái bằng sẽ thích hợp cho nhà phố. Mái bằng tận dụng diện tích xây dựng rất hiệu quả. Còn nếu có nhu cầu xây nhà cấp 4, không lên tầng có chi phí hạn hẹp thì bạn nên cân nhắc làm nhà mái thái. Loại mái thái vừa có chi phí dễ tiếp cận sẽ giảm bớt áp lực tài chính dành tiền đầu tư vào nội thất để chất lượng sinh hoạt được tốt hơn.

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

x