Thương hiệu Bát Tràng đã rất nổi tiếng trong lòng người Việt Nam. Đặc biệt với sản phẩm ngói bát tràng đang ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Trải qua quá trình phát triển, ngói bát tràng ngày càng đa dạng về mẫu mã và nâng tầm chất lượng. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của loại ngói này cũng như quy trình sản xuất và ứng dụng ngay sau đây.

Ngói bát tràng là gì? Đặc điểm của ngói bát tràng

Ngói bát tràng là loại ngói được hình thành từ đất sét và cao lanh. Từ lâu, loại ngói này đã được tín nhiệm sử dụng làm nguyên liệu xây dựng Hoàng thành Thăng Long và nhiều công trình cổ khác

Loại ngói bát tràng này được nhiều khách hàng lựa chọn vì có nhiều đặc điểm nổi bật như sau

Ngói Bát Tràng có kích thước và kiểu dáng khác biệt

Với sự khác biệt hoàn toàn về kiểu dáng, ngói bát tràng giữ nguyên nét đẹp cổ xưa cùng kích thước như hồi xưa. Tạo nên nét đẹp riêng biệt trong thị trường ngói hiện nay.

Hiện nay, ngói bát tràng có kích thước 15x30x5 cm và 15x30x10 cm đối với gạch xây tường và  30x30x10 cm; 30x30x6 cm; 30x30x5 cm đối với gạch lát nền.

 

Ấm vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè

Đây là yếu tố khiến nhiều khách hàng lựa chọn loại ngói này. Ngói bát tràng có tính chất đặc biệt, vào mùa đông sẽ có cảm giác ấm áp, mùa hè sẽ mang đến cảm giác mát mẻ. 

Chống rong rêu

Do ngói bát tràng không có khả năng thấm nước nên bạn có thể an tâm là sau quá trình dài sử dụng sẽ không phát sinh rong rêu

 

Khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt, độ bền cao

Vì được sản xuất bằng những chất liệu được chọn lọc kĩ càng cùng quy trình sản xuất gắt gao nên ngói bát tràng có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Bởi lẽ đó, nên tuổi thọ của ngói bát tràng khá cao, bền vững theo thời gian

Tính thẩm mỹ cao

Khi sử dụng loại ngói bát tràng, bạn có thể giữ nguyên mà không cần sơn trát tốn kém nên sẽ giữ nguyên nét đẹp cho sản phẩm.

Quy trình sản xuất ngói bát tràng

Quy trình sản xuất ngói bát tràng sẽ gồm những bước cơ bản sau

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu và xử lí pha chế đất

Ở bước này, 2 nguyên liệu chính là đất sét và cao lanh loại tốt sẽ được nhập về từ những nơi như Quảng Ninh, Phú Thọ, hoặc một số vùng trung du miền núi.

Sau đó sẽ trải qua quá trình xử lí, trong quá trình pha chế đất, tùy vào từng loại ngói mà sẽ cho lượng cao lanh khác nhau. 

Bước 2: Tạo hình cho ngói

Nghệ nhân có thể tạo hình cho ngói theo khuôn có sẵn, hiện tại trên thị trường có khá nhiều loại khuôn vì thế nên việc sử dụng khuôn trong quá trình tạo hình sẽ cho ra năng suất cao cùng thành phẩm đều tay

Bước 3: Trau chuốt lại sản phẩm

Sau khi ngói được đem đi phơi sấy với độ ẩm riêng biệt, các nghệ nhân sẽ tiến hình trau chuốt, chỉnh sửa lại sản phẩm để cho ra thành phẩm đẹp nhất.
 

Bước 4: Làm sạch hàng thô

Ngói bát tràng sau khi được trau chuốt sẽ được rửa sạch bụi bẩn, tẩy sạch hết các vết trên thân ngói bằng nước sạch

Bước 5: Tráng men

Sản phẩm đã hoàn thiện sẽ được đưa đi tráng men. Kỹ thuật tráng men có nhiều phương pháp như nhúng men, phun men, dội men. Để tạo ra được lớp men sáng bóng là tùy vào tay nghề của mỗi nghệ nhân, cùng với số năm kinh nghiệm sẽ cho ra thành phẩm khác nhau.
 

Bước 6: Đưa ngói vào lò nung

Ngói sẽ được nung ở nhiệt độ 1300 độ C cho chất liệu sứ và 1100 độ C cho chất liệu gốm. Quá trình này đòi hỏi người chủ lò phải có kinh nghiệm dày dặn vì công đoạn này rất khó và khắt khe

Bước 7: Ra lò

Sản phẩm nung đủ thời gian sẽ được đưa ra lò và để nguội. Sau đó, các nghệ nhân sẽ kiểm tra thành phẩm xem có đạt chuẩn hay không và bỏ đi những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Thành phẩm chất lượng sẽ được đem đi đóng gói và vận chuyển tới khách hàng.

Các công trình thường sử dụng ngói bát tràng

Ngói bát tràng thường được sử dụng trong các công trình xây dựng lăng tẩm, hoàng thành cùng các công trình cổ khác. Tuy nhiên, theo sở thích của một vài khách hàng yêu thích lối kiến trúc xưa cũ vẫn sử dụng loại ngói này cho các công trình xây dựng nhà ở, nhà chòi,..

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

x