1. Ngói vảy cá là gì?

Ngói vảy cá là sản phẩm ngói đất nung được ưa chuộng nhất trên thị trường xây dựng hiện nay. Sản phẩm được làm từ chất liệu gốm ceramic cao cấp với 2 loại chính là ngói vảy cá đất nung tráng men và ngói vảy cá không tráng men.

Ngói vảy cá không tráng men được sử dụng phổ biến trong các công trình cổ kính như đình, chùa, đền, miếu tạo nên những bản sắc đặc trưng riêng, mang đến cho mọi người cái nhìn về vẻ đẹp cổ kính. Không những vậy các dòng ngói vảy cá tráng men với nhiều màu sắc còn được ứng dụng nhiều trong các công trình biệt thự cao cấp hiện đại.

Những viên ngói vảy cá được lợp xen kẽ nhau kích thước nhỏ gọn, được thiết kế với khuôn mẫu phù hợp để lợp cho các phần mái có độ uốn cao, tạo nên một công trình độc đáo, mới lạ mang nét cổ điển xen lẫn hiện đại, sang trọng. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất ngói vảy cá. Nếu bạn đang tìm kiếm những mẫu truyền thống thì thương hiệu ngói đất việt là lựa chọn tối ưu nhất. Ngói vảy cá đất việt với nhiều mẫu mã từ trơn láng tới có thêm họa tiết hoa văn tạo điểm nhấn ở phần đầu mũi ngói. 

Ngói đất việt có cả 2 dòng ngói vảy cá không tráng men và tráng men cho khách hàng chọn mua dễ hơn. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên không chứa tạp chất nguy hại. Sản phẩm đảm bảo độ cứng, độ chắc chắn và đồng đều về kích thước.

2. Ưu nhược điểm của ngói vảy cá

Ngói vảy cá là dòng ngói lợp mái nhà đang được ưa chuộng hiện nay vừa mang chút gì đó hoài cổ nhưng cũng khiến tổng thể thiết kế ngôi nhà có sự sang trọng và nổi bật hơn. Một vài ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm ngói lợp nhà vảy cá như sau:

Ưu điểm

Trong xây dựng công trình, kiến trúc, việc sử dụng ngói vảy cá đem đến những ưu điểm như:

  • Ngói thiết kế cong mềm mại, sản phẩm tạo nên nét đẹp đầy lôi cuốn với phong cách cổ điển xen lẫn hiện đại
  • Màu sắc gạch không tráng men giống với loại ngói truyền thống trong khi mẫu ngói vảy cá trang men với màu sắc đa dạng và tươi mới, đem đến tính thẩm mỹ cao đáp ứng tối đa các yêu cầu về thẩm mỹ.
  • Thi công dễ dàng và nhanh chóng không đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao. 
  • Trọng lượng nhẹ hơn một nửa so với các loại ngói truyền thống, giúp vận chuyển dễ dàng. Đồng thời sẽ giúp giảm tải trọng cho kết cấu nhà ở.
  • Độ gắn kết cao nhờ được liên kết bằng các đinh móc thép sẽ giúp chịu lực, chịu gió tốt, không bị trượt hay rung lắc.
  • Sản phẩm có độ bền cao, không bị nứt vỡ dưới các tác động từ ngoại lực. Bề mặt mái nhà sử dụng ngói vảy cá bằng phẳng nên người dùng có thể đi lại bên trên.

Nhược điểm

Với nhiều ưu điểm nổi bật nhưng ngói vảy cá lại có nhược điểm là giá thành khá đắt so với các loại ngói truyền thống. Tuy nhiên, xét đến những tiện lợi và độ thẩm mỹ mà sản phẩm này đem lại thì dù có đắt một chút thì khách hàng vẫn sẵn sàng đầu tư. Quan trọng nhất, loại ngói này tạo nên vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm mà các loại ngói khác không đem lại được.

3. Hướng dẫn thi công lợp ngói vảy cá đúng cách

Theo ý kiến của các chuyên gia để thực hiện việc thi công lợp ngói vảy cá tuy không cần quá nhiều kỹ thuật cao nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chỉn chu. Dưới đây là các bước thi công chính xác nhất.

Bước 1: Lên thiết kế sắp xếp trước khi thi công

 

Lên thiết kế trước khi lợp ngói sẽ giúp bạn dự trù số lượng ngói lợp mái nhà, chi phí cũng như phương hướng thi công phù hợp nhất. Nếu như mái nhà có độ dốc lớn hơn 40% thì phải buộc dây đục lỗ, dán hoặc bắt vít từ ngói vào li tô. Ngược lại, nếu mái nhà có độ dốc ít hơn 40% thì phải lợp trên cầu phong li tô. Li tô làm bằng gỗ xẻ có kích thước rộng từ 3 đến 4 cm, độ dày từ 2,5 đến 3 cm.

Bước 2: Đóng sẵn cầu phong

Để tạo điểm tựa thi công phần mái tốt hơn tiến hành đóng cầu phong. Tiêu chuẩn kích thước như sau: Rộng 6 đến 7 cm, độ dày từ 3 đến 4 cm, khoảng cách giữa 2 cầu phong là 9 đến 10 cm. Hàng tàu nằm phía dưới cầu phong có dùng để làm điểm đỡ cho hàng ngói đầu tiên tính từ dưới lên. Kích thước rộng 15 đến 18cm, dày 4 đến 5cm.

Bước 3: Tính lại khoảng cách giữa các hàng li tô

Với cách lợp ngói vảy cá thì đầu tiên đóng 2 hàng li tô phía trên và dưới của mái. Hàng li tô phía trên cách đỉnh mái 3 đến 4 cm. Hàng li tô phía dưới cách hàng tàu 4 đến 5cm. Đo khoảng cách giữa 2 hàng li tô trên và dưới để chia đều khoảng cách giữa các hàng litô phía trong. 

Dùng thước dây để chia đều khoảng cách và đánh dấu vị trí đặt các hàng li tô đảm bảo đều nhau và cách nhau trong khoảng từ 7 đến 8cm. Hãy đảm bảo độ dày của li tô ít nhất phải 2,5 hoặc 3 cm và rộng ¾ cm

Bước 4: Thực hiện các hàng lito còn lại

Đặt li tô phía dưới sợi dây, đóng chặt li tô vào cầu phong. Làm tương tự như vậy cho đến khi kín mái. Đảm bảo phần khung mái li tô khi đóng xong sẽ tạo thành mặt phẳng với các đường thẳng song song cách đều theo đúng kích thước trong khoảng 7 đến 8 cm

Các hàng li tô tiếp theo cũng làm tương tự cho đến khi hết mái thì thôi. Vẫn phải lưu ý khi đóng li tô thì các hàng phải song song với nhau, tạo thành mặt phẳng và cách nhau đúng 1 khoảng 8 hoặc 10 cm.

Bước 5: Kiểm tra sau khi hoàn thành

Kiểm tra mái lợp phải thẳng và phẳng theo độ dốc, các đầu mũi viên ngói nằm trên 1 đường thẳng. Vấu viên ngói mắc vào li tô chắc chắn để đảm bảo chống lại được mọi tác động của điều kiện thời tiết và giữ cho phần kết cấu mái có độ bền cao.

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

x